Hiểu về quy trình thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Thực phẩm là sản phẩm kinh doanh đặc biệt, được quản lý nghiêm ngặt về chất lượng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Tình trạng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường gây hại cho sức khỏe người dùng. Cơ quan chức năng đưa ra các chế tài để quản lý, đánh giá và kiểm soát chất lượng thực phẩm sạch trên thị trường.

Các doanh nghiệp muốn kinh doanh thực phẩm, tuân theo quy định của nhà nước cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Yêu cầu tối quan trọng cho hoạt động kinh doanh theo quy định. Cùng tìm hiểu về quy trình, thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm.

Điều kiện và căn cứ pháp lý được cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép quan trọng để quản lý chất lượng thực phẩm khi sản xuất, kinh doanh, để đảm bảo an toàn cho người dùng. Đơn vị quản lý đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực phẩm, quy trình sản xuất, điều kiện chế biến – bảo quản thực phẩm đảm bảo an toàn.

Các doanh nghiệp cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm để hoạt động kinh doanh thực phẩm theo quy định, tăng tính cạnh tranh, có được lòng tin của người tiêu dùng. Các đơn vị kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, nhà hàng… cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bộ Y tế sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm đánh giá và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại các đơn vị cơ sở, sẽ là đơn vị trực thuộc chức năng tại tỉnh, huyện, đánh giá và xét duyệt hồ sơ. Căn cứ pháp lý để được cấp giấy phép ATVSTP tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Điều kiện để được cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm, tùy thuộc vào từng đối tượng, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm… Yêu cầu đáp ứng các điều kiện cơ bản sau về:

  • Chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm sạch, không tồn dư hóa chất, thành phần độc hại, đảm bảo độ tươi ngon, date mới…
  • Tiêu chuẩn về cơ sở sản xuất đảm bảo sạch, được khử trùng khử khuẩn thường xuyên…
  • Tiêu chuẩn về người sản xuất chế biến cần có chuyên môn về quản lý, chế biến thực phẩm, được trang bị bảo hộ, găng tay khi chế biến, không mắc các bệnh truyền nhiễm… Đối tượng được tập huấn về kiến thức VSATTP thường xuyên.

Thủ tục và các bước xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Đơn vị nằm trong danh mục cần xin giấy phép ATVSTP cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định, điều kiện cần thiết để được xét duyệt, nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định. Thủ tục giấy tờ cần có bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép ATVSTP theo mẫu quy định.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – bản sao có công chứng.
  • Bản cam kết của doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Chứng nhận tập huấn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • kết quả kiểm nghiệm nguồn nước sử dụng.
  • Các giấy tờ con liên quan cho từng lĩnh vực.

Thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất: khu vực chế biến, quy trình chế biến.

Doanh nghiệp muốn kinh doanh thực phẩm sạch, theo quy định cần tuân thủ quy định xin giấy phép ATVSTP các các giấy tờ liên quan đến chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ. Giấy phép ATVSTP cũng là căn cứ để người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn sản phẩm của bạn.

Kinh doanh thực phẩm online, xây dựng chiến lược quảng cáo online thu hút khách hàng. Lưu ý, cần có giấy phép quảng cáo để thực hiện chiến lược quảng cáo hiệu quả, đúng quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Cách tổ chức sự kiện tri ân tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
Next post Bật mí các món quà tết xi mạ vàng hot nhất 2021

Bản quyền thuộc về Kiến Thức VEZBE